Chú thích Antiochos XI Epiphanes

  1. Sử gia Alfred von Gutschmid cho rằng mỗi khi một vị vua Hy Lạp cổ sử dụng ngoại hiệu Philadelphus, có thể hiểu là vị vua này đã được anh/em trai mình phong làm vua để chia sẻ quyền lực.[34] Trong trường hợp của Antiochos XI và Philippos I khi cả hai người đều sử dụng ngoại hiệu này, von Gutschmid coi đó là một ngoại lệ. Ông cho rằng cả hai anh em sử dụng ngoại hiệu này với mục đích hợp pháp hóa sự chính thống của bản thân vì lúc này hậu duệ của Antiochos IX cũng đang xưng vương đối nghịch với họ. Bằng cách nhấn mạnh mối quan hệ của họ với anh trai, cựu vương Seleukos VI, họ hy vọng sẽ tập hợp được sự ủng hộ. Lập luận của Von Gutschmid bị chỉ trích bởi nhiều học giả, đặc biệt là Evaristo Breccia (it),[35] người coi việc sử dụng ngoại hiệu là thể hiện sự tôn kính đối với Seleukos VI (chứ không phải để lợi dụng như von Gutschmid nói) và một lời khẳng định về mối quan hệ anh em giữa Antiochos XI và Philippos I.[36]
  2. Một viên đá khắc được lưu trữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Boston. Số truy cập của nó là 13.244. Phong cách của nó giống với phong cách được sử dụng cho chân dung của Antiochos XI; viên ngọc có thể miêu tả ông hoặc em trai ông – Demetrios III.[42] Chân dung khắc chìm trên đá quý phục vụ một chức năng song song nhưng cũng có khác biệt so với chân dung được khắc lên tiền xu. Cả hai bức chân dung đều nhấn mạnh những đặc điểm của quốc vương mà họ miêu tả,[43] nhưng trong khi chân dung đồng xu là phương tiện đảm bảo giá trị và tính chân thực, và do đó tuân theo các mô hình được tiêu chuẩn hóa, nhằm mục đích truyền tải một thông điệp chính trị liên tục biểu thị sự kết nối giữa các nhà vua và năng lực của họ về vai trò là một, chân dung chạm chìm trên đá quý không tuân theo những quy tắc trên,[44] và phục vụ một mục đích riêng tư hơn, miêu tả nhà vua một cách tinh tế hơn.[43] Đá quý mang chân dung vua chúa và được chế tác dưới sự bảo trợ trực tiếp của hoàng gia phục vụ nhiều chức năng; chúng có lẽ được sử dụng làm quà tặng cá nhân cho các sứ giả nước ngoài và những thành viên hoàng tộc trung thành.[45]
  3. Thói phàm ăn và sự to béo là một dấu hiệu thể hiện giàu sang của một vị vua trong nghệ thuật Hy Lạp. Nhiều vị vua đã được miêu tả với đôi cằm và khuôn mặt mập mạp.[46]
  4. Bằng chứng là quan niệm của người La Mã về ý nghĩa của chân dung tryphé là không chính xác. Hình tượng thần Tyche (vị thần gia giáo) ở cảng Seleucia Pieria được chế tác triều đại Antiochos VIII mang đặc điểm giống với các vị vua. Giả sử nếu tryphé là một dấu hiệu của sự tha hóa thì nó sẽ chẳng bao giờ được dùng để miêu tả một vị thần.[47]
  5. Nhà nghiên cứu cổ tiền Arthur Houghton đã xác định một đồng xu kép mang chân dung Antiochos XI và Philippos I là được đúc ở Antiochia, tuy nhiên ông sau đó đã đổi ý và xác định nó là sản phẩm đến từ Cilicia.[51]
  6. Công thức Esty được phát triển bởi nhà toán học Warren W. Esty; nó là một công thức toán học có thể tính toán số lượng khuôn rập tiền tương đối được sử dụng để tạo ra một chuỗi tiền xu nhất định. Tính toán có thể được sử dụng để đo lường sản lượng tiền được phát hành của một vị vua nhất định và qua đó có thể ước tính thời gian trị vì của ông ta.[54]
  7. Ngoại hiệu này cũng được vua Antiochos XIII (cai trị: 82–64 TCN) sử dụng.[55] Người nổi tiếng vì là vị vua cuối cùng của nhà Seleukos trước khi người La Mã sáp nhập Syria.[56]Malalas đã sử dụng ngoại hiệu "Dionysus" khi đề cập đến Antiochos XIII,[57] vốn trên thực tế là một ngoại hiệu của Antiochos XII, người chưa từng giành quyền kiểm soát thành Antiochia.[58] Theo nhà nghiên cứu Glanville Downey, vị sử gia Đông La Mã đã kết hợp Antiochos XIII với Antiochos XII,[56] và sử dụng ngoại hiệu "Philadelphus" khi đề cập đến Antiochos XI.[59]
  8. Nhà thần học thế kỷ II Clement thành Alexandria (ss. 200) nói rằng Antiochos IX từng nấu chảy một bức tượng của thần Zeus, điều này đã biến ông trở thành một trong những "ứng cử viên" đã nấu chảy những bức tượng của thần Apollo và Artemis.[60] Mặt khác, Clement thành Alexandria có thể đã hiểu sai các tư liệu của các nhà sử học thế kỷ thứ I TCN như Diodorus Siculus hay Trogus, những người đều đề cập đến tội phạm thánh của Alexander II.[62]